Volkswagen xây nhà máy sản xuất ắc qui cho ô tô điện

15/05/2019

Tập đoàn chế tạo ô tô Volkswagen AG của Đức cho biết sẽ đầu tư 1 tỉ euro (1,12 tỉ USD) để xây dựng một nhà máy sản xuất ắc qui tại Đức.


Dây chuyền lắp ráp xe SAIC-Volkswagen tại nhà máy ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Giám đốc điều hành Herbert Diess ngày 14/5 cho biết nhà máy này là một phần trong nỗ lực của tập đoàn phát triển các dòng xe chạy bằng điện. Ông nói nhà máy này sẽ được xây dựng tại thành phố Salzgitter ở miền Bắc.

Volkswagen đang nỗ lực thoát khỏi vụ bê bối khí thải liên quan đến các dòng xe động cơ diesel. Cho đến nay, tập đoàn này đã phải chi 30 tỉ euro cho các vụ kiện tụng và bồi thường trên toàn thế giới.

Thông báo được đưa ra sau khi đối thủ là Tập đoàn Daimler ngày 13/5 công bố mục tiêu sản xuất tất cả các xe chở khách không thải ra khí carbon vào năm 2039.

Vấn đề khí thải trong lĩnh vực giao thông vận tải của Đức đã bị đình trệ từ năm 1990, gây trở ngại cho nỗ lực của nước này giảm khí thải nhà kính. 

Cuối năm ngoái, các nước EU và Nghị viện châu Âu (EP) đã đạt được thỏa thuận đồng ý cắt giảm 37,5% lượng khí thải CO2 từ ô tô mới vào năm 2030.

Theo đó, luật mới sẽ có khoảng 1/3 ôtô mới sẽ chạy bằng điện hoặc hydro vào năm 2030. Để tránh án phạt nặng của châu Âu và giảm mạnh lượng khí thải từ các nhà máy của công ty, Volkswagen đã cam kết giới thiệu 70 mẫu xe ô tô điện vào năm 2028.

Với 12 thương hiệu, Volkswagen đang lên kế hoạch bán 22 triệu xe điện trong 10 năm tới.

Mercedes sẽ bỏ động cơ đốt trong vào năm 2039

mercedes se bo dong co dot trong vao nam 2039

Một mẫu xe Mercedes-Benz

Mercedes-Benz đặt mục tiêu chỉ bán những chiếc xe mới có mức xả thải "CO2 bằng 0" vào năm 2039 và không cung cấp thêm các loại xe được trang bị động cơ đốt trong truyền thống, công ty mẹ Daimler AG cho biết ngày 13/5.

"Chúng tôi đang nhắm đến một đội xe không phát thải carbon trong 20 năm nữa", Ola Källenius, giám đốc nghiên cứu, sẽ lên thay người đứng đầu Mercedes-Benz, ông Dieter Zetsche vào tuần tới.

Phát ngôn viên của Mercedes-Benz sau đó nói rõ rằng họ sẽ chỉ bán xe điện hoặc hybrid sau khi từ bỏ các động cơ đốt truyền thống vào năm 2039.

Tuy nhiên, Daimler không có ý định tập ngay từ bây giờ vào công nghệ sẽ được sử dụng trong những chiếc xe tương lai.

"Trọng tâm hiện tại của chúng tôi là xe ô tô chạy bằng pin điện", phát ngôn viên Källenius nói trong một tuyên bố. "Nhưng điều quan trọng là phát triển các giải pháp khác, như pin hydro hoặc nhiên liệu tổng hợp".

Daimler cho biết, nhiên liệu tổng hợp được sản xuất bằng năng lượng tái tạo sẽ cho phép xe hơi hybrid chạy mà không thải ra CO2.

Tuy nhiên, những nhiên liệu này chưa được đưa ra thị trường hiện nay.

Từ năm 2030, Daimler nhắm mục tiêu đạt được 50% thị phần xe điện và hứa hẹn sẽ giảm lượng phát thải CO2 trong các nhà máy ở châu Âu vào về 0 năm 2022, ông Källenius nói.

Các nhà sản xuất ôtô Đức, ngành công nghiệp hàng đầu của nước này, đang bắt buộc phải cam kết điện khí hóa động cơ, buộc phải giảm nhanh lượng khí thải CO2 để đáp ứng các giới hạn mà Liên minh châu Âu áp đặt từ năm 2020 trở đi và sẽ nghiêm ngặt hơn vào năm 2030.

Volkswagen – đầu tư từ nay đến năm 2023 hơn 30 tỷ euro vào việc điện khí hóa ôtô và đặt mục tiêu giảm toàn bộ lượng phát thải CO2 vào năm 2050 - dự kiến ​​sẽ bán chiếc xe cuối cùng được trang bị động cơ truyền thống vào năm 2040.