Tổng quan về chuỗi công nghệ SkyActiv trên Mazda

30/08/2019

Skyactiv là tên gọi cho một loạt các công nghệ được phát triển bởi Mazda nhằm tăng hiệu quả nhiên liệu và hiệu suất động cơ. Các công nghệ Skyactiv trên Mazda bao gồm động cơ, hộp số, thân vỏ, khung gầm.

Tiền thân của Skyactiv bao gồm: động cơ phun xăng trực tiếp Mazda Sky-G 2.3l, động cơ diesel Mazda Sky-D 2.2l, hộp số tự động Sky-Drive, Mazda Kiyora với động cơ Sky-G 1.3l và hộp số tự động Sky-Drive được giới thiệu tại Tokyo Motor Show lần thứ 40 vào năm 2008.

Mazda Kyora

SKYACTIV-G

Skyactiv-G là một động cơ phun xăng trực tiếp. Tỉ số nén được tăng lên 14:1 để giảm nguy cơ kích nổ khi áp suất cao, lượng nhiên liệu dư trong quá trình cháy được xử lí bằng hệ thống xả động cơ 4-2-1, thay đổi hình dáng đầu piston và tối ưu hóa phun nhiên liệu. Ngoài ra, thời gian đốt cháy được rút ngắn bằng cách tăng lưu lượng khí, tăng áp suất phun nhiên liệu và sử dụng kim phun đa lỗ.

Động cơ có cấu trúc hoàn toàn bằng nhôm với trục cam kép điều khiển bằng xích và phun xăng đánh lửa trực tiếp, nó đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải ULEV (Có lượng khí thải cực thấp).

Thế hệ 1 gồm:

Động cơ Skyactiv-G 1.3l có dung tích động cơ chính xác là 1.298 cc, đường kính xy lanh là 71 mm và hành trình 82 mm. Động cơ được công bố tại Automotive Engineering Exposition năm 2011.

Động cơ Skiactiv-G 1.5l có dung tích động cơ là 1.496 cc, đường kính xy lanh 74,5 mm và hành trình piston là 85,8 mm.

Động cơ 4 xy lanh này được giới thiệu trong Mazda 3 2014 dành cho trị trường Châu Á và Châu Âu, đạt 114 mã lực tại 6000 vòng/phút và mô men xoắn 150 Mm tại 4000 vòng/phút. Động cơ này đã được cải thiện đáng kể hiệu suất động cơ và tính kinh tế nhiên liệu so với động cơ trước đó. Dòng xe Mazda MX-5 với động cơ Skyactiv-G 1.5l tại thị trường Úc có tỉ số nén 13:1, sử dụng xăng RON 95 có redline cao hơn và đạt được 129 mã lực tại 7000 vòng/phút và mô men xoắn 150 Nm tại 4800 vòng/phút. Nó cũng tạo ra lượng khí thải nhiều hơn một chút nhưng lại tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Động cơ Skyactiv-G 1.5l được trang bị trên các dòng xe:

Mazda Axela (Mazda 3) 2014.

Mazda Demio (Mazda 2) 2014.

Mazda Roadster (Mazda MX-5) 2016.

Scion iA (Toyota Yaris sedan) 2016.


Mazda MX-5

Động cơ Skyactiv 2.5l có dung tích động cơ là 2.488 cc được sử dụng lần đầu trong Mazda 6 2013 có đường kính xy lanh 89 mm và hành trình piston 100 mm.

Phiên bản tại Mỹ có tỉ số nén 13:1 tạo ra 184 mã lực tại 5700 vòng/phút và mô men xoắn 251 Nm tại 3250 vòng/phút. Phiên bản tăng áp có thể tạo ra 250 mã lực và mô men xoắn 420 Nm.

Động cơ Skyactiv 2.5l được trang bị trên các dòng xe:

Mazda Atenza (Mazda 6) 2013.

Mazda CX-5 2013.

Mazda Axela (Mazda 3) 2014.

Mazda CX-4 2016.

Mazda CX-8 2018.

Mazda CX-9 2016.

Mazda CX-8

Thế hệ 2: Động cơ Skyactiv-X sẽ sử dụng HCCI (Homogeneous charge compression ignition) để đạt tỉ số nén 16:1 thay vì 14:1 của thế hệ trước và dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2020.

SKYACTIV-D

Skyactiv-D là một loại động cơ diesel tăng áp, được thiết kế để tuân thủ các quy định về khí thải toàn cầu.

Để loại giảm NOx và các khí thải trong động cơ Diesel, tỉ số nén được giảm xuống 14:1, khởi động lạnh được thực hiện thông qua kim phun Piezo đa lỗ. Việc bỏ máy (misfire) được ngăn chặn bằng cách mở xupap xả trong kì nạp, sẽ làm tăng nhiệt độ động cơ.

Skyactiv-D 1.5l lần đầu tiên được giới thiệu trong Mazda 2 thế hệ 4. Nó có tỉ số nén 14,8:1.

Được sử dụng trong các dòng xe:

Mazda Demio (Mazda 2) 2014.

Mazda Axela (Mazda 3) 2014.

Mazda CX-3 2015.

Mazda CX-3

Skyactiv-D 1.8l được giới thiệu trong Mazda CX-3 facelift 2018. Được sử trong các dòng xe: Mazda CX-3 2018 & Mazda 3 2019.

Skyactiv-D 2.2l lần đầu tiên được sử dụng trong Mazda CX-5. Trong Mazda 6, nó tạo ra 173 mã lực và mô men xoắn 420 Nm. Một phiên bản nâng cấp của Skyactiv-D được sử dụng trong giải đua xe thể thao Rolex 2013 và giúp Mazda đạt được chức vô địch.

Skyactiv-D là động cơ diesel đầu tiên có tỉ số nén thấp được trang bị trên xe du lịch. Nhiều nghiên cứu tại các trường đại học đã chỉ ra những lời ích của động cơ diesel tỉ số nén thấp như giảm lượng khí thải NOx, giảm tiếng ồn động cơ.

SKYACTIV-DRIVE

Skyactiv-Drive là một công nghệ phát triển hộp số tự động. Mazda đã từ chối công nghệ ly hợp kép trong hộp số tự động, bởi vì trong một số tình huống sử dụng ly hợp kép là không tối ưu. Thay vào đó, Mazda đã chọn thiết kế lại hộp số tự động thông thường, khiến cho bộ biến mô làm ít nhiệm vụ hơn trong khi ly hợp nhiều đĩa thực hiện hầu hết nhiệm vụ. Hộp số tự động Skyactiv mới được thiết kế có sáu bánh răng phía trước, một bánh răng số lùi, bộ biến mô và bộ ly hợp tích hợp với bộ biến mô.

SKYACTIV-BODY

Skyactiv-Body là công nghệ phát triển thân xe mới, trọng lượng nhẹ hơn, thân xe cứng cáp hơn giúp an toàn hơn. Skyactiv-Body nhẹ hợn 8% và cứng hơn 30% so với thế hệ trước.

SKYACTIV-HYBRID

Công nghệ Skyactiv-Hybrid là công nghệ phát triển động cơ Hybrid sử dụng động cơ Skyactiv-G với công nghệ từ Hybrid Synergy Drive của Toyota, được sử dụng cho các động cơ Sky trên các dòng xe được bán vào năm 2013.

Chiếc xe Mazda Skyactiv-Hybrid đầu tiên là chiếc Mazda 3 Skyactiv-Hybrid với động cơ Skyactiv-G 2.0l với tỉ số nén 14:1 được ra mắt vào năm 2013 tại Tokyo Motor Show.

SKYACTIV-CNG

Động cơ Skyactiv-CNG sử dụng nhiên liệu là khí nén tự nhiên. Mẫu xe nguyên mẫu Mazda 3 Skyactiv-CNG concept, được ra mắt vào năm 2013 tại Tokyo Motor Show.

SKYACTIV-R

Động cơ Skyactiv-R là “động cơ quay thế hệ mới”. Động cơ chưa bao giờ được phát hành. Chiếc xe nguyên bản đầu tiền là Mazda RX-Vison concept được ra mắt vào năm 2015 tại Tokyo Motor Show.

SKYACTIV-X

Skyactiv-X là động cơ xăng thương mại đầu tiên sử dụng đánh lửa nén, trong đó hỗn hơp nhiên liệu và không khí tự bốc cháy khi được nén bởi piston. Điều này cho phép nó vận hành gọn gàng hơn nhiều so với động cơ đánh lửa, giảm mức tiêu hao nhiên liệu và khí thải.

Động cơ này nhằm mục tiêu tăng hiệu quả nhiên liệu lớn hơn 20-30% bằng cách sử dụng công nghệ nén đồng nhất (HCCI). Để xử lý các sự cố đánh lửa do đánh lửa nén, mỗi xy lanh cũng tích hợp một bugi có công nghệ điều khiển đánh lửa nén (SPCCI).

SPCCI hoạt động bằng cách tạo ra hỗn hợp khí và nhiên liệu giàu được hòa trộn một cách đồng nhất, sau đó nén hỗn hợp này cho đến gần điểm mà nó sẽ tự bốc cháy. Mỗi kim phun thứ hai sau đó thêm một lượng nhiên liệu vào bugi, bugi đánh lửa làm cho áp suất xy lanh tăng lên rất nhanh đến điểm mà phần còn lại của nhiên liệu trải qua quá trình đánh lửa nén. Sự hiện diện của bugi cho phép động cơ hoạt động như một động cơ đánh lửa trong một số điều kiện vận hành, chẳng hạn như các tình huống tải tốc độ cao. Được ra mắt vào ngày 5 tháng 6 năm 2019, có công suất 177 mã lực và mô men xoắn 224 Nm.