London lập vùng phát khí thải cực thấp đối với các xe cũ hơn

10/04/2019

Từ ngày 8/4, các lái xe điều khiển những chiếc ô tô cũ sẽ phải nộp 12,5 bảng Anh (tương đương 16 USD) khi đi vào khu vực trung tâm thủ đô London của Anh. Đây là khoản phí vùng phát thải cực thấp mà Thị trưởng London Sadiq Khan quyết định ban hành nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại thành phố này do lượng khí thải từ phương tiện giao thông.

Ống xả phát ra khói khi một chiếc xe hơi chạy qua Richmond ở London, Anh và o ngà y 2/12/2016. Ảnh: Peter Nicholls
Ống xả phát ra khói khi một chiếc xe hơi chạy qua Richmond ở London, Anh vào ngày 2/12/2016. 

Phí vùng phát thải cực thấp (ULEZ) ảnh hưởng đến những chiếc xe chạy xăng được đăng ký lần đầu trước năm 2006 và các mẫu động cơ diesel từ khoảng tháng 9/2015 và trước đó.

Vào ban ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, hầu hết những người lái xe cũng phải trả một khoản phí ùn tắc 11,50 pound để vào cùng một khu vực, trải dài qua King’s Cross ở phía Bắc của thành phố London, Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia ở phía Nam và Cung điện Buckingham ở phía Tây.

“Không khí độc hại là một kẻ giết người vô hình gây ra một trong những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe mang tính quốc gia lớn nhất trong thế hệ của chúng ta”, Thị trưởng Sadiq Khan cho biết.

“ULEZ là mấu chốt kế hoạch làm sạch không khí London của chúng tôi. Đây là kế hoạch táo bạo nhất của bất kỳ thành phố nào trên hành tinh, và con mắt của thế giới đang hướng về chúng tôi” – ông Sadiq Khan nhấn mạnh.

Fiat Chrysler chi hàng trăm triệu USD mua lại hạn ngạch khí thải CO2 của Tesla


Fiat Chrysler (FCA) đã trả hàng trăm triệu USD để mua lại hạn ngạch khí thải CO2 của Tesla nhằm tránh bị Ủy ban châu Âu (EC) xử phạt.​

Việc Liên minh châu Âu (EU) áp dụng quy định hạn chế các mức khí thải CO2 mà các loại ô tô có thể thải ra môi trường. Tuy nhiên các công ty ô tô có thể thỏa thuận để chia sẻ hạn ngạch này.

Do các sản phẩm của Tesla đều là xe điện và không hề thải khí CO2 ra môi trường nên FCA đã đã chi hàng trăm triệu USD để mua lại hạn ngạch khí thải của Tesla tại EU, qua đó không vi phạm các quy định của EU, tránh các khoản phạt từ EC.

FCA khẳng định, thỏa thuận đạt được với Tesla nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của EC với chi phí hợp lý trong quá trình chuyển đổi sang các dòng sản phẩm ít khí thải hơn, thân thiện hơn với môi trường hơn.

Trước đó, trong năm 2018 FCA tuyên bố sẽ đầu tư 9 tỷ Euro để đẩy nhanh quá trình chuyển đổ các mẫy xe sang dùng điện, thích ứng với những tiêu chuẩn mới của châu Âu.

Tác giả: M. Đan-H.Đăng