INTRODUCTION

ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA
(Đang cập nhật)

Cục Ðăng kiểm Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa và tổ chức hệ thống cơ sở kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa thống nhất trong phạm vi cả nước. Hệ thống đăng kiểm phương tiện thủy nội địa trong cả nước là một bộ phận của Ðăng kiểm Việt Nam, bao gồm hệ thống thống nhất từ cơ quan trung ương đến các địa phương. Tại cơ quan trung ương có phòng Tàu sông. Tại các địa phương có các Chi cục, Chi nhánh trực thuộc Cục Ðăng kiểm Việt Nam và các Phòng, Ban, Trạm đăng kiểm thủy trực thuộc các Sở Giao thông vận tải - Sau đây gọi chung là các Ðơn vị đăng kiểm.

1. Hệ thống tổ chức chỉ đạo và thực hiện kiểm tra

1.1 Phòng Tàu sông

Phòng Tàu sông có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

  • Xây dựng trình Cục trưởng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, giám sát kỹ thuật, phân cấp và đăng ký kỹ thuật tàu sông.
  • Tổ chức xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các văn bản kỹ thuật có liên quan đến thẩm định thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu sông để Cục trưởng ban hành hoặc Cục trưởng trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  • Tổ chức biên soạn các hướng dẫn nghiệp vụ, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trình Cục trưởng ban hành; tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm soát công tác thẩm định thiết kế, giám sát kỹ thuật, phân cấp, xác định trọng tải, đăng ký kỹ thuật tàu sông.
  • Đề xuất với Cục trưởng việc ký kết, tham gia hoặc không tham gia các Điều ước quốc tế có liên quan đến tàu sông.
  • Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ theo kế hoạch được giao.
  • Thẩm định thiết kế kỹ thuật tàu sông trong đóng mới, sửa chữa, hoán cải theo quy định.
  • Tổ chức thực hiện đăng ký kỹ thuật tàu sông, kể cả việc đăng ký hành chính tàu sông theo các thoả thuận giữa Cục với các Sở Giao thông vận tải.
  • Kiểm tra và thực hiện việc đánh giá cơ sở vật chất, tình trạng hoạt động của các thiết bị kiểm tra và điều kiện kỹ thuật, nguồn nhân lực của các đơn vị đăng kiểm tàu sông.
  • Tham gia giám định các sự cố, tai nạn về tàu sông, đề xuất với Cục trưởng các biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
  • Tổ chức biên soạn, bổ sung sửa đổi, cập nhật các quy trình, hướng dẫn công việc, liên quan và thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9000 có liên quan đến hoạt động của Phòng.
  • Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Phòng theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Cục.
  • Chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo, cử cán bộ tham gia giảng dạy, đào tạo và đánh giá để trình Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm và treo hạng đăng kiểm viên phương tiện thủy nội địa.
  • Thực hiện in ấn, quản lý, cấp phát, thu hồi tài liệu, biểu mẫu, ấn chỉ đã được Cục trưởng quy định.
  • Báo cáo Cục trưởng đột xuất, định kỳ về công tác hoạt động giám sát kỹ thuật, phân cấp và đăng ký kỹ thuật tàu sông.
  • Quản lý tài sản của đơn vị do Cục giao.
  • Quan hệ với các cơ quan có liên quan và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Cục để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và uỷ quyền của Cục trưởng.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
  • Được quyền ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phòng.

Ðịa chỉ: 18 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội

Tel: (84-4) 37.684.709

Fax: (84-4) 37.684.724


1.2. Các đơn vị đăng kiểm

- Hiện nay, hệ thống giám sát kỹ thuật của Cục Ðăng kiểm Việt Nam bao gồm 28 Chi cục, Chi nhánh trực thuộc và 43 Phòng, Ban, Trạm đăng kiểm trực thuộc các Sở GTVT. Các Ðơn vị đăng kiểm thủy nội địa thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra kỹ thuật và chứng nhận chất lượng cho phương tiện thủy nội địa theo Thông tư 48/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 "Quy định về đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa " của Bộ GTVT và Thông tư 49/2015/TT-BGTVT ngày 22 tháng 9 năm 2015 “Quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa”.

- Các Phòng, Ban, Trạm đăng kiểm thuộc Sở GTVT chịu sự kiểm tra, chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đăng kiểm của Cục Ðăng kiểm Việt Nam.


2. Phân cấp và đăng ký kỹ thuật

- Phân cấp và đăng ký kỹ thuật phương tiện thủy nội địa dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định, hướng dẫn và thủ tục hành chính đăng kiểm PTTNĐ.

- Đăng ký kỹ thuật phương tiện thủy nội địa được thực hiện trên hệ thống phần mềm tàu sông bao gồm:

+/ Module 1: Thống kê, giám sát kỹ thuật tàu sông (Thực hiện tại đơn vị đăng kiểm)

+/ Module 2: Quản lý tàu sông (Thực hiện tại phòng Tàu sông - Cục ĐKVN)

+/ Module 3: Tra cứu dữ liệu tàu sông từ xa (Thực hiện tại đơn vị đăng kiểm và tại Cục ĐKVN)

  • Hệ thống chương trình quản lý tàu sông bao gồm 3 module:
  • Chương trình tính dung tích tàu sông.
  • Chương trình Đánh giá tính năng kỹ thuật tàu sông cỡ nhỏ và tàu dân gian.

- Hệ thống giấy tờ cấp cho phương tiện

Hệ thống giấy tờ cấp cho phương tiện thủy nội địa được thực hiện bằng Chương trình phần mềm Quản lý tàu sông trên mạng, Bao gồm:

  • Báo cáo kiểm tra kỹ thuật PTTNĐ - mẫu​ SA-01, S​A-02, SA-​02CN
  • Biên bản kiểm tra tại hiện trường - mẫu S​A-07;
  • Báo cáo kiểm tra thể tích lượng chiếm nước - mẫu SA-03;
  • Báo cáo kiểm tra định mạn khô thước nước - mẫu SA-04;
  • Báo cáo kiểm tra trên đà - mẫu SA-05;
  • Báo cáo kiểm tra buồng và khoang chở khách - mẫu SA-06;
  • Báo cáo kiểm tra trọng tải - mẫu SA-08;
  • Báo cáo kiểm tra bình không khí nén - mẫu 11.1.4;
  • Giấy chứng nhận ATKT và BVMT PTTNĐ - mẫu SI-01; SI-01B; HSCN-05;
  • Giấy chứng nhận phù hợp cho chở xô hoá chất nguy hiểm - mẫu SI-04;
  • Sổ chứng nhận thể tích chiếm nước - mẫu SI-03;
  • Sổ KTKT an toàn thiết bị nâng hàng PTTNĐ - mẫu CH-1-S;
  • Giấy chứng nhận đi một chuyến - mẫu SI-01A;
  • Báo cáo kiểm tra đi một chuyến - mẫu SA-01A.

3. Thẩm định thiết kế

- Hướng dẫn về công tác thẩm định thiết kế PTTNĐ (Công văn số 690/ĐKVN-TS ngày 10/04/2013)

- Hướng dẫn về công tác xây dựng, thẩm định và quản lý thiết kế mẫu định hình PTTNĐ; sao và thẩm định thiết kế PTTNĐ theo mẫu định hình đã được công nhận (Công văn số 691/ĐKVN-TS ngày 10/04/2013)​

Document