Địa chỉ: Tầng 6, Cục Đăng kiểm Việt nam, số 18 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: (024).37684729    Fax: (024).37684730

​Căn cứ nghị định số 12/2017NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ giao thông vận tải;

Căn cứ quyết định số 255/ QĐ-ĐKVN ngày 17 tháng 03 năm 2020 của Cục trưởng Cục Đăng Kiểm Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Phòng chất lượng xe cơ giới (VAQ).

I. Vị trí và chức năng

Phòng chất lượng xe cơ giới là tổ chức trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, thực hiện việc chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng quản lý và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với linh kiện, thiết bị và phương tiện ( gồm: xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe đạp máy, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ ) trong sản xuất, lắp rap và nhập khẩu.

Phòng chất lượng xe cơ giới có tên giao dịch bằng tiếng Anh là: Vehicle Certification Department, viết tắt là: VAQ.

II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng trình Cục trưởng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về quản lý chất lượng, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra, chứng nhận chất lượng phương tiện và linh kiện, thiết bị trong sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu.

2.Tổ chức tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của cục trưởng liên quan đến việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện và linh kiện, thiết bị trong sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu trình Cục trưởng ban hành hoặc Cục trưởng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3.Đề xuất với Cục trưởng việc ký kết, tham gia hoặc không tham gia các Điều ước quốc tế có liên quan đến an toàn kiểm tra và bảo vệ môi trường đối với phương tiện và linh kiện, thiết bị. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến hài hòa tiêu chuẩn và kiểm tra chứng nhận phương tiện và linh kiện.

4.Thẩm định thiết kế kỹ thuật phương tiện theo quy định và phân công của Cục.

5.Tổ chức kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, trình Cục trưởng cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận hiệu lực Giấy chứng nhận cho phương tiện và linh kiện, trong sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu.

6.Đánh giá các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và cơ sở thử nghiệm phương tiện, linh kiện theo quy định, trình Cục trưởng xem xét chứng nhận, công nhận.

7.Đánh giá việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị kiểm tra và chất lượng xuất xưởng theo quy định hoặc theo yêu cầu.

8. Thực hiện giám định trạng thái kỹ thuật phượng tiện và linh kiện theo phân công của lãnh đạo Cục.

9.Chủ trì tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ theo kế hoạch được giao.

10.Tổ chức thực hiện việc quản lý, cấp phát, thu hồi, lưu trữ các biểu mẫu ấn chỉ, chứng nhận chất lượng theo quy định.

11.Tổ chức thực hiện kiểm tra đột xuất, hậu kiểm doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu theo quy định.

12.Tính, thu tiền về giá dịch vụ và lệ phí theo quy định.

13.Chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình tập huấn nghiệp vụ; tham gia giảng dạy tập huấn nghiệp vụ và đánh gia đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách.

14.Chủ trì biên soạn, bổ sung, sửa đổi, cập nhật các quy trình, hướng dẫn công việc liên quan và thực hiện duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001 có liên quan đến hoạt động của Phòng.

15.Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Phong theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Cục. Nghiên cứu, áp dụng quản lý rủi ro trong quá trình nghiệp vụ của phòng phù hợp với tình hình thực tế.

16.Quản lý, lưu trữ hồ sơ Đăng kiểm, tài liệu theo quy định.

17.Tổng hợp, lập báo cáo thống kê thường xuyên và đột xuất theo quy định.

18.Quản lý tài sản của đơn vị do cục giao.

19.Được quan hệ với các cơ quan liên quan, phối hợp với các đơn vị trong ngoài Cục để thực hiện nhiệm vụ; được thừa lệnh Cục trưởng ký các văn bản hành chính, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng theo quy định hoặc ủy quyền của Cục trưởng.

20.Hàng năm lập kế hoạch về tài chính, mua sắm trang thiết bị trình Cục trưởng phê duyệt.

21.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.

III.Sơ đồ tổ chức Phòng Chất lượng xe cơ giới

SO DO TO CHUC.png

Các đơn vị trực thuộc
  • Đội kiểm tra Chất lượng xe cơ giới khu vực I
    Điện thoại: (024)37684715
    Địa chỉ: 18 Phạm Hùng, P. Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
  • Đội kiểm tra Chất lượng xe cơ giới khu vực II
    Điện thoại: (0225)3823586
    Địa chỉ: 16 Trần Hưng Đạo, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng
  • Đôi kiểm tra Chất lượng xe cơ giới khu vực III
    Điện thoại: (028)35122597-98
    Địa chỉ: 35/10 - 35/12 Đường D5, P25, Q.Bình Thạnh, TP HCM
  • Đội kiểm tra Chất lượng xe cơ giới khu vực IV
    Điện thoại: (0236)3810764
    Địa chỉ: 128 Bạch Đằng, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Đội kiểm tra Chất lượng xe cơ giới khu vực V
    Điện thoại: (0203)3821792
    Địa chỉ: 631 - Lê Thánh Tông - Tp. Hạ Long - Quảng Ninh
  • Bộ phận kiểm tra Chất lượng xe cơ giới tại cảng SPCT
    Điện thoại: 39734413
    Địa chỉ: Tầng trệt - Tòa nhà TRUNG TÂM CẢNG SPCT - Lô C17 - Đường số 14 - Khu Công nghiệp Hiệp Phước - Huyện Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh

Nguyên lãnh đạo cục
  • Trần Hoàng Phong
  • Đỗ Văn Kha
  • Doãn Mạnh Hùng
  • Hoàng Quân
  • Nguyễn Đan Quế
  • Lý Văn Dũng
  • Bùi Quốc Tuấn
  • Nguyễn Đức Hòa