Giới thiệu

​​HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KIỂM ĐƯỜNG SẮT

​​​

  1. Xây dựng trình Cục trưởng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm về công tác kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải đường sắt.
  2. Tổ chức xây dựng, hoàn thiện quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật và các văn bản kỹ thuật có liên quan đến chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải để trình Cục trưởng ban hành hoặc Cục trưởng trình Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  3. Đề xuất với Cục trưởng việc ký kết, tham gia hoặc không tham gia các điều ước quốc tế có liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải đường sắt
  4. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học theo kế hoạch được giao.
  5. Tổ chức và thực hiện công tác kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải đường sắt bao gồm: đầu máy, toa xe, ô tô ray, các phương tiện khác chạy trên đường sắt theo qui định của quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, bao gồm:
    1. Thẩm định thiết kế kỹ thuật trong chế tạo, cải tạo;
    2. Kiểm tra, chứng nhận chất lượng trong chế tạo, cải tạo và nhập khẩu;
    3. Kiểm tra và cấp chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo định kỳ trong suốt quá trình khai thác, sử dụng.
  6. Quản lý và tổ chức kiểm tra chứng nhận chất lượng các thiết bị nồi hơi, bình chịu áp lực khi chế tạo mới, nhập khẩu, cải tạo và định kỳ trong suốt quá trình khai thác, sử dụng của Ngành Đường sắt.
  7. Hợp tác quốc tế về kiểm tra, chứng nhận hệ thống an toàn đường sắt dô thị, đường sắt cao tốc.
  8. Định kỳ xuất bản sổ Đăng ký kỹ thuật các phương tiện, thiết bị giao thông vận tải Đường sắt.
  9. Tổ chức quản lý, cấp phát, lưu trữ các loại biểu mẫu, ấn chỉ, giấy chứng nhận chất lượng an toàn và các hồ sơ kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện, thiết bị giao thông vận tải đường sắt.
  10. Tổ chức biên soạn, bổ sung sửa đổi, cập nhật các quy trình, hướng dẫn công việc…,thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9000:2000 có liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị.
  11. Quản lý tài sản của đơn vị do Cục giao.
  12. Chủ trì biên soạn chương trình, nội dung, giáo trình đào tạo và cử cán bộ tham gia giảng dạy, đào tạo và đánh giá để công nhận Đăng kiểm viên thuộc lĩnh vực phụ trách.
  13. Tổ chức thu phí và lệ phí đăng kiểm đường sắt theo qui định của Cục và của pháp luật.
  14. Báo cáo Cục trưởng đột xuất, định kỳ về công tác kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường các loại phương tiện, thiết bị giao thông vận tải đường sắt.
  15. Quan hệ với các cơ quan có liên quan và phối hợp với các đơn vị trực thuộc Cục để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo qui định và ủy quyền của Cục trưởng.
  16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.
  17. Được quyền ký các văn bản hành chính và nghiệp vụ theo quy định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng.​
Văn bản
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN