Phân loại hộp số ô tô hiện nay

26/08/2019

Hộp số ô tô là bộ phận vô cùng cần thiết. Đây là bộ phận trung gian giữa động cơ và bánh xe dùng để thay đổi tỉ số truyền và momen xoắn ở các bánh xe chủ động của xe, giúp tăng/giảm tốc độ chạy phù hợp với sức cản bên ngoài. Vậy hộp số ô tô có những loại nào?

Dưới đây là 7 loại hộp số trang bị trên ô tô hiện nay:

4 Loại hộp số ô tô thường gặp:

1. Hộp số sàn (Manual Transmission)

Hộp số sàn (Manual Transmission)

Hộp số sàn (Manual Transmission)

Hộp số tay là loại hộp số ô tô truyền thống rất phổ biến trên những chiếc xe hơi những năm trước đây, trước khi mà hộp số tự động và ly hợp kép xuất hiện. Nguyên lý hoạt động của loại hộp số này dựa trên hoàn toàn vào cơ chế ăn khớp giữa các cặp bánh răng.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Thường tiết kiệm nhiên liệu hơn hộp số tự động hay hộp số vô cấp CVT.

– Giá thành rẻ hơn so với các loại hộp số khác.

– Bảo trì, bảo dưỡng thường dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn.

– Giúp người lái kiểm soát xe tốt hơn trong nhiều tình huống.

– Mang lại cảm giác điều khiển chân thật và thú vị hơn.

– Điều khiển và xử lý tình huống với hộp số sàn là khó hơn so với xe số tự động.

– Gây bất tiện và khó chịu trong trường hợp kẹt xe, tắc đường vì người lái sẽ phải thường xuyên thực hiện các thao tác với hộp số.

 

Những xe phổ thông như Chevrolet Cruze 1.6MT, Kia K3 1.6MT Honda City 1.5MT .v.v.. được trang bị số sàn.

2. Hộp số tự động (Automatic Transmission)

Hộp số tự động (Automatic Transmission)

Hộp số tự động (Automatic Transmission)

Số tự động là loại hộp số ô tô có kết cấu khá phức tạp, có thể tự động thay đổi tỷ số truyền bằng cách sử dụng bánh răng hành tinh bên trong thay vì bánh răng cơ thông thường. Không có chân côn (ly hợp) là điểm dễ dàng phân biệt giữa xe số sàn và xe số tự động nếu nhìn bằng mắt thường.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Do bản chất tự động của mình, loại hộp số này mang đến trải nghiệm dễ dàng và thoải mái hơn cho người lái,

– Hộp số tự động còn tỏ ra rất hữu dụng khi lái xe trong khu vực thành thị đông đúc. 

– Độ tiêu hao nhiên liệu lớn hơn so với hộp số sàn truyền thống do sự hao hụt công suất ở biến mô thủy lực.

– Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế khác cao do cấu tạo phức tạp của hệ thống

Một số mẫu xe sở hữu hộp số tự động có thể kể đến: Honda CR-V, Mazda 6 .v.v..

3. Hộp số tự động vô cấp CVT (Continuous Variable Transmission)

Hộp số tự động vô cấp CVT (Continuous Variable Transmission)

Hộp số tự động vô cấp CVT (Continuous Variable Transmission)

Hộp số vô cấp hay còn gọi là hộp số CVT có cấu tạo không bao gồm cặp bánh răng tạo tỷ số truyền, lý do số tự động được sử dụng khá phổ biến trên các dòng xe đời mới do nguyên lý hoạt động đơn giản.Sử dụng dây đai hoặc ròng rọc thay vì bánh răng thép truyền thống, hộp số biến thiên liên tục cho phép chuyển số liền mạch với các tỷ số khác nhau phụ thuộc vào tốc độ động cơ hoặc RPM. Điều này cho phép hiệu quả tối đa và tăng tốc liên tục, tốt cho việc tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, tiếng ồn động cơ có thể lớn.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Giữ lại được khả năng điều khiển nhẹ nhàng, thoải mái của một hộp số tự động.

– Khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn so với hộp số tự động và hộp số sàn.

– Cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ và khối lượng nhẹ hơn so với hộp số tự động có cấp.

– Quá trình vận hành mượt mà và chính xác do người lái không cảm nhận được quá trình sang số thông thường.

– Tiếng ồn khi tăng tốc cũng như khi chạy ở tua máy cao là một trong những nhược điểm cố hữu của CVT, dù hộp số có trang bị chế độ giả lập cấp số hay không.

– Dây đai trong hộp số CVT cũng không thể chịu được những động cơ có công suất và momen xoắn cao, do đó hoàn toàn không phù hợp đối với những dòng xe thể thao.

– Chi phí bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa các bộ phận bên trong hộp số CVT còn khá cao.

Xe sở hữu CVT cũng đang khá phổ biến và thiết bị này đang được sử dụng cho nhiều loại xe khác nhau thiết kế đơn giản hơn hộp số tự động, có thể kể đến như Nissan X-Trail 2016, Toyota Altis 1.8 CVT, Honda City 1.5 CVT .v.v..

4. Hộp số ly hợp kép DCT (Dual Clutch Transmission)

Hộp số ly hợp kép DCT (Dual Clutch Transmission)

Hộp số ly hợp kép DCT (Dual Clutch Transmission)

Hộp số ly hợp kép còn được biết đến với tên gọi là DCT là loại hộp số ô tô có thể cho phép người tài xế chuyển sang số tay mặc dù số ly hợp kép vẫn đang hoạt động, nguyên lý này được diễn ra bởi hệ thống thủy lực và điện tử. Một sự kết hợp của hộp số tự động và hộp số sàn, hộp số ly hợp kép không có bộ chuyển đổi mô-men xoắn. Thay vào đó, nó sử dụng hai trục riêng biệt với bộ ly hợp riêng để thay đổi bánh răng, một cho bánh răng số lẻ và một cho số chẵn. Chuyển sang bánh răng cao hơn và thấp hơn là liền mạch, nhưng chúng có thể gây ồn. DCT là hộp số khô không cần người lái thay đổi chất lỏng hộp số bao giờ. Nó làm cho ly hợp khô và hao mòn chất lượng ma sát của nó.

Ưu điểm

Nhược điểm

– Đảm bảo được lực kéo phù hợp với điều kiện hoạt động của xe,tối ưu được hiệu suất truyền động và tính kinh tế nhiên liệu của ô tô. Sang số nhanh và chính xác.

 

– Giá cao. 

– Chi phí sửa chữa cao so với các loại hộp số khác.

Những chiếc xe sang hay xe thể thao có hộp số ly hợp kép hiện đại như Porsche Boxster,…

3 loại hộp số ô tô khác:

1. Hộp số bán tự động (Manual-Automatic Transmission)

Một hộp số tự động bằng tay (còn gọi là bán tự động), được trang bị bộ ly hợp và bánh răng thông thường. Tuy nhiên, việc sang số thực tế được thực hiện bởi các cảm biến, bộ xử lý, bộ truyền động và khí nén thay vì tổ hợp lẫy chuyển số / bàn đạp ly hợp.

2. Hộp số sang số trực tiếp DSG (Direct Shift Gearbox)

Hộp số sang số trực tiếp DSG (Direct Shift Gearbox)

Hộp số sang số trực tiếp DSG (Direct Shift Gearbox)

Sử dụng một cơ cấu tương tự như hộp số ly hợp kép, hộp số sang số trực tiếp (DSG) sử dụng hai bộ ly hợp thay thế xen kẽ trong việc thay đổi bánh răng. DCT, nhưng không có sự ồn ào. Nó giải quyết các vấn đề của DCT bằng cách đơn giản là ngắt một ly hợp thay vì cho phép nó quay khi không sử dụng, như trường hợp của DCT. Các hệ thống hiện đại cũng cung cấp hiệu quả nhiên liệu hơn hộp số sàn.

Trên xe hạng sang và siêu xe mới trang bị hộp số này. Ví dụ như Bugatti, Audi,…

3. Tiptronic Transmission

Tiptronic Transmission 8 cấp của Audi

Tiptronic Transmission 8 cấp của Audi

Loại hộp số ô tô hoạt động tương tự như hộp số sàn, tuy nhiên nó sử dụng bộ chuyển đổi mô-men xoắn thay cho bàn đạp ly hợp. Người lái có thể chọn chế độ số sàn hoặc số tự động. Tất nhiên hộp số này có cơ cấu để đàm bảo an toàn khi chuyển hai chế độ.

Thường được sử dụng trong các phương tiện vận hành hoặc thể thao, hệ truyền động Tiptronic được Porsche tiên phong trong thập niên 90.

Bài viết là những thông tin khái quát về ưu và nhược điểm của các loại hộp số thường gặp cũng như giới thiệu tất cả các loại hộp số ô tô hiện nay.