Chẩn đoán các vấn đề liên quan đến góc đặt bánh xe

06/04/2020

Góc đặt bánh xe nếu bị sai lệch sẽ ảnh hưởng đến độ êm, độ mòn lốp và khả năng vận hành. Tuy nhiên, phần lớn người sử dụng xe lại chủ quan không để ý khi bảo dưỡng.

1. Loại bỏ các vấn đề liên quan đến lốp xe.

Trước khi chẩn đoán các vấn đề liên quan đến góc đặt bánh xe, bạn cần phải kiểm tra để đảm bảo lốp xe không gây ra vấn đề gì đối với hệ thống lái.

+ Kiểm tra áp suất lốp tại bốn bánh xe, áp suất lốp hiên tại phải giống với áp suất lốp tiêu chuẩn ghi trên khung xe, bên cửa cạnh tài xế.

+ Kiểm tra xem hoa lốp và kích thước lốp có giống nhau ở cả hai bánh trước không. Bạn không nên sử dụng lốp đi trên bùn và lốp đi trên tuyết cùng một bên và lốp đi trên cao tốc ở một bên khác. Bất kì sự kết hợp khác nhau về loại lốp, kích thước lốp cũng có thể gây ra những vấn đề cho hệ thống lái.

+ Kiểm tra để xem lốp xe có đang bị mòn không đều hoặc bị hư hỏng hay không. Lốp có còn hình dạng tròn và đối xứng không? . Cẩn thận dùng tay cảm nhận xung quanh lốp xem lốp có bị dị dạng hay bị phồng rộp hay không và quan sát xem các hoa lốp có bị tách khỏi lớp đai thép không ?.

Hình 1. Kiểm tra và bơm hơi cho lốp xe.

2. Xác định các góc đặt bánh xe.

+ Góc Toe-in: Khi xe đi thẳng phần trước của các bánh xe trước thường có xu hướng chụm vào trong. Đặc điểm này giúp cho xe vào cua tốt hơn, nhưng nếu phía trước các bánh xe nghiêng qua nhiều vào trong thì các hoa lốp bên mép ngoài sẽ mòn nhanh hơn. Đo khoảng cách phía trước và sau giữa hai bánh xe phía trước sẽ giúp bạn biết được góc Toe-in của xe bạn là bao nhiêu.

+ Góc Caster: Đây là góc tạo bởi trục quay của bánh xe và phương thẳng đứng. Góc này được kiểm tra tốt nhất với thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe tại các hãng xe, nếu các khớp nối, thanh đòn hoặc trục xoay bánh xe không bị mòn nặng, thì góc caster không thay đổi quá nhiều.

+ Góc Camber: Đây là góc tạo bởi mặt phẳng bánh xe và trục thẳng đứng. Bạn có thể đỗ xe của bạn trên một bề mặt bằng phẳng, và sử dụng một thước đo cân bằng sử dụng trong xây dựng, kiểm tra xem lốp có ngay không.

Hình 2. Đo góc camber của bánh xe.

3. Thử xe trên đường. 

Lái xe trên một tuyến đường bằng phẳng, và thực hiện các kiểm tra sau:

+ Hãy để tay trên vô lăng đủ để xe tự chạy khi lái xe trên một con đường thẳng. Bạn có thể cần tác động lên vô lăng nếu xe có xu hướng chệch khỏi làn đường.

+ Kiểm tra âm thanh từ phía trước của xe. Lái xe chậm, lắng nghe tiếng kêu khi lốp xe tiếp xúc với mặt đường. Điều này có thể cho thấy tình trạng ma sát quá mức của lốp xe với đường hoặc các vấn đề khác.

+ Nhờ một ai đó quan sát các bánh xe trước và sau. Nếu bánh xe phía trước tạo ra vết bánh xe không trùng với bánh sau, thì có thể khung xe của bạn bị cong.

+ Lái xe trong bãi đậu xe trống và nhờ ai đó quan sát bánh xe. Họ có thể nhận thấy bất thường với lốp xe, hoặc nghe thấy tiếng kêu do vòng bi bánh xe tạo ra.

Hình 3. Kiểm tra xe trên đường.

4. Kiểm tra lốp xe.

Góc đặt bánh xe có thể bị sai lệch nếu lốp xe bị mòn không đều. Các nguyên nhân gây ra tình trạng mòn không đều có thể bao gồm các trường hợp sau:

+ Các phuộc giảm chấn bị mòn có thể làm lốp xe nẩy lên nhiều và làm các hoa lốp bị hư hại.

+ Các ổ đỡ bị hỏng hoặc lỏng lẻo có thể khiến bánh xe chạy ra, vì vòng bi giữ cho bánh xe cố định trên trục quay.

+ Các khớp nối rotuyn bị hỏng hay mòn, thanh đòn chữ A trên và dưới bị mòn hoặc các thành phần khác của hệ thống treo bị hư hại.

+ Bốt tay lái hoặc thước lái bị hư hỏng.

+ Các thói quen xấu khi lái xe như vào cua gấp, phanh gấp cũng có thể gây hư hỏng cho lốp xe.

Hình 4. Kiểm tra lốp xe.

5. Mang xe tới gara để kiểm tra.

Đưa xe tới gara để kiểm tra lại các góc đặt bánh xe xem đã chính xác chưa.

Hình 5. Đưa xe tới gara.



Tác giả: Th. Nam