Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thẩm định thiết kế, đánh giá trạng thái kỹ thuật và hỗ trợ điều tra tai nạn, sự cố tàu biển

16/08/2021

Với đặc thù của lĩnh vực đăng kiểm tàu biển, từ năm 1984 - thời gian đất nước chuẩn bị mở cửa kinh tế và hội nhập quốc tế, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có các trao đổi kỹ thuật và đào tạo đăng kiểm viên với Tổ chức Đăng kiểm Vương quốc Anh (Lloyds Register - LR). Với mong muốn ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác đăng kiểm, năm 1986 Cục ĐKVN được Đăng kiểm LR tặng bộ máy vi tính đầu tiên. Trên cơ sở trang thiết bị mới này, các cán bộ kỹ thuật của Cục ĐKVN bắt tay vào viết các phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định thiết kế. Các phần mềm tự xây dựng này trong thời gian dài đã chứng tỏ được tính hiệu quả trong công tác thẩm định thiết kế, đáp ứng tốt nhu cầu của công nghiệp đóng tàu và vận tải biển trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20.


Cùng với sự phát triển của đất nước và công nghệ đóng tàu, thông tin trên thế giới, dần xuất hiện các loại tàu có tính năng phức tạp hơn, cỡ tàu lớn hơn. Vào năm 2001 Cục ĐKVN đã tiếp nhận bộ phần mềm hỗ trợ thẩm định thiết kế IPCA của Tổ chức Đăng kiểm Nhật Bản (NK). Tiếp đó, đến năm 2007 Cục ĐKVN được trang bị thêm phần mềm NAPA (do Hãng Napa - Phần Lan phát triển) sử dụng để đánh giá tính năng của các tàu có hình dạng và công dụng phức tạp hơn. Gần đây với sự hợp tác với Tổ chức Đăng kiểm Hàn Quốc (KR), Cục ĐKVN đã được tiếp nhận thêm phần mềm SeaTrustCSR của Đăng kiểm KR phát triển, được sử dụng đánh giá kết cấu tàu đóng theo Quy phạm kết cấu chung dựa trên Tiêu chuẩn đóng tàu theo mục tiêu (GBS) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO). Cho đến nay các hệ thống phần mềm do Cục ĐKVN tự phát triển, mua từ nước ngoài hoặc trong các chương trình hợp tác với Đăng kiểm nước ngoài đã đáp ứng hầu hết các công việc liên quan đến thẩm định thiết kế tàu thủy cũng như phục vụ tốt các nhiệm khác như nghiên cứu khoa học, đánh giá trạng thái kỹ thuật phương tiện và hỗ trợ điều tra tai nạn, sự cố tàu biển.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ CAD/CAE, công cụ mô phỏng là không thể thiếu của các phần mềm đánh giá thiết kế. Cục ĐKVN đã áp dụng phần mềm NAPA mô phỏng thân tàu từ các bản vẽ 2D vào trong phần mềm dưới dạng 3D. Đây là bước đầu tiên trong quá trình thẩm định thiết kế. Việc này nhằm mục đích kiểm tra số liệu đầu vào cho quá trình tính toán và cũng là kiểm tra độ chính xác của bản vẽ (Hình 1).  

Tàu chở xi măngTàu chở công-te-nơ
1.png
2.png
Ụ nổiTàu chở sà lan
3.png
4.png
Tàu dịch vụ ngoài khơi (bao gồm các không gian bên trong tàu)Tàu hàng khô tổng hợp (bao gồm các không gian bên trong tàu)
5.png
6.png

Hình 1: Mô phỏng thân tàu trong phần mềm NAPA

Tiếp theo việc mô phỏng thân tàu, các số liệu đầu vào phục vụ công tác đánh giá thiết kế lần lượt được đưa vào như phân bố tải trọng, phân bố tàu không, đặc biệt là tiêu chuẩn đánh giá thiết kế. Thông thường mỗi quốc gia có hệ thống tiêu chuẩn riêng. Ở Việt Nam, đối với tàu biển là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép và hệ thống các quy chuẩn liên quan. Các bộ tiêu chuẩn này được tạo ngay trong phần mềm NAPA dựa trên các khối lệnh mở rộng của chương trình (Hình 2: Kết quả đánh giá thiết kế).

Kết quả tính toán ổn định nguyên vẹnKết quả tính toán ổn định tai nạn
7.png
8.png
9.png
10.png
11.png

Kết quả tính toán sức bền dọcKết quả tính toán ổn định tai nạn xác suất
12.png
13.png
14.png
15.png

Hình 2: Kết quả đánh giá thiết kế

Ngoài ra, với ưu điểm về mô phỏng thân tàu của phần mềm, đây là nguồn dữ liệu tốt để xuất sang các phần mềm phục vụ cho các tính toán như tính toán thủy động lực học chất lỏng CFD (Hình 3) và tính toán mô mem uốn cực đại trên sóng (Hình 4) đối với bài toán tối ưu các tính năng đi biển của tàu.

16.png

Hình 3: Tính toán thủy động lực học chất lỏng CFD

17.png
18.png
19.png

Hình 4: Tính toán mô men uốn cực đại trên sóng

 Với hơn 30 năm kinh nghiệm sử dụng các phần mềm tính toán hiện đại, bên cạnh việc phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và đánh giá thẩm định thiết kế tàu thủy, Cục ĐKVN đã hỗ trợ khách hàng và các đơn vị liên quan, đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, trong đánh giá trạng thái kỹ thuật, hỗ trợ điều tra tai nạn và sự cố tàu biển (Hình 5).

Đánh giá trạng thái kỹ thuật cho phép tàu hoạt động đến nơi sửa chữa
Trạng thái thực tếKết quả tính toán
20.png
21.png
22.png
23.png
24.png
Điều tra tai nạn,sự cố tàu biển
Trạng thái thực tếKết quả tính toán
25.png
26.png
27.png
28.png

Hình 5: Đánh giá trạng thái tàu, hỗ trợ điều tra tai nạn và sự cố tàu biển

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang thay đổi mạnh mẽ trong tư duy và thực tiễn công tác của các ngành nghề liên quan trong đời sống xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng các phần mềm trong công tác đăng kiểm, Cục ĐKVN đang nghiên cứu đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng các phần mềm vào toàn bộ các công việc và các khâu liên quan trong công tác đăng kiểm nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng và các đơn vị liên quan.​

Tác giả: Lương Minh Hiệu