Vận tải biển không phát thải cácbon - Vai trò của quốc gia trang mang cờ quốc tịch

31/03/2020

Ngày 24/3/2020, UNCTAD (Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển), đã có bài viết thảo luận về vai trò của các quốc gia tàu mang cờ quốc tịch và các chiến lược khả thi trong các nỗ lực khử cácbon của ngành vận tải biển.


Năm 2018 các quốc gia thành viên Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã nhất trí "giảm tổng lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính (GHG) hàng năm ít nhất 50% vào năm 2050 so với năm 2008" như một phần của "Chiến lược ban đầu của IMO về việc giảm phát thải GHG từ tàu."

Để hỗ trợ đạt được mục tiêu này, Văn phòng Vận tải biển quốc tế (ICS) và các hiệp hội khác của ngành hàng hải thế giới đề xuất thành lập một quỹ nghiên cứu và phát triển để giúp cắt giảm khí thải.

Quỹ này sẽ được hình thành bởi việc đóng góp 2 đô la Mỹ trên mỗi tấn dầu nhiên liệu hàng hải được mua để tiêu thụ. Tổ chức "Gettting Zero Coalition" (tạm dịch là "Liên minh đạt đến số 0"), là liên minh của hơn 90 công ty trong lĩnh vực hàng hải, năng lượng, cơ sở hạ tầng và tài chính toàn cầu, được hỗ trợ bởi các chính phủ và các tổ chức liên chính phủ chốt với cam kết đưa các tàu thương mại không phát thải vào hoạt động năm 2030, khẳng định: "Việc khử cácbon trong ngành vận tải biển có thể là động lực thúc đẩy sự phát triển xanh trên toàn thế giới. Chi phí giảm của các công nghệ năng lượng không cácbon làm cho việc sản xuất nhiên liệu thay thế bền vững ngày càng cạnh tranh. Hành động được tập thể quyết định trong vận tải biển có thể làm tăng niềm tin của các nhà cung cấp nhiên liệu trong tương lai theo con đường mà ngành này đang đi tới ."

UNCTAD hỗ trợ "Gettting Zero Coalition" và thúc đẩy các nỗ lực để đạt được sự bền vững, giúp các nước đang phát triển thích nghi và xây dựng khả năng phục hồi trong tình trạng khẩn cấp về khí hậu.

Một tài liệu làm việc của Quỹ Tiền tệ quốc tế nêu: "trong lĩnh môi trường, thuế cácbon trong ngành hàng hải đang ngày càng được thừa nhận". Quỹ Bảo vệ Môi trường lập luận: "việc đáp ứng mục tiêu năm 2050của IMO tương ứng với 50 đến 70 tỷ đô la mỗi năm cho 20 năm chi tiêu, nhưng đây cũng là một cơ hội doanh thu."

Ngân hàng Thế giới, cũng là người ủng hộ "Gettting Zero Coalition", nhấn mạnh một phần lớn cơ hội đầu tư này có thể nằm ở các nước đang phát triển.

Phần lớn các khoản đầu tư này sẽ phải được thực hiện trên bờ, bao gồm các nhà cung cấp năng lượng và cảng biển. Liên quan đến tàu, chủ tàu sẽ phải đầu tư vào việc đổi mới đội tàu và các công nghệ mới.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các quốc gia tàu mang cờ quốc tịch nơi tàu được đăng ký?

230320.2.jpg

Các quốc gia tàu mang cờ quốc tịch có vai trò quan trọng trong việc thực thi các công ước của IMO vì họ thực hiện vai trò kiểm soát theo quy định (nghĩa là áp dụng luật và áp đặt các hình phạt trong trường hợp không tuân thủ) đối với đội tàu thế giới về các vấn đề khác nhau, từ đảm bảo an toàn sinh mạng con người trên biển, bảo vệ môi trường biển, cung cấp các điều kiện sống và làm việc thỏa đáng cho thuyền viên.

Trong bối cảnh thực hiện chiến lược phát thải GHG của IMO, các quốc gia tàu mang cờ quốc tịch sẽ phải đảm bảo tàu tuân thủ các quy định hiện hành của tô chức này.

Ngoài ra, quốc gia cũng có thể cung cấp các ưu đãi cho các tàu đăng ký mang cờ quốc tịch của mình để giảm phát thải CO2, và có khả năng đóng vai trò đảm bảo việc thu phí hoặc các đóng góp trong tương lai liên quan đến phát thải CO2.

Ví dụ, đề xuất của ICS được đề cập ở trên khuyến nghị các khoản đóng góp cho quỹ dự kiến sẽ được thực hiện bằng cách "tương xứng với lượng dầu nhiên liệu của tàu được mua hàng năm để tiêu thụ, như được xác minh bởi quốc gia tàu mang cờ quốc tịch."

Các quốc gia tàu mang cờ quốc tịch có thể xem sự tham gia như vậy cũng là một cơ hội hoạt động, khi mà các quốc gia minh bạch và đáng tin cậy cung cấp dịch vụ tốt hơn các quốc gia khác. Ngoài ra, chính bản thân một số quốc gia tàu mang cờ quốc tịch chính cũng bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu.

Chẳng hạn, kênh đào Panama đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt; Liberia đã phát triển Kế hoạch thích ứng quốc gia để thích nghi với biến đổi khí hậu thành kế hoạch và ngân sách; Marshall Islands nằm trong số các quốc gia quần đảo nhỏ đang phát triển (SIDS) ở vùng trũng thấp có nguy cơ cao nhất do nước biển dâng. Do đó, các quốc gia này có lợi ích bản thân trong việc hỗ trợ giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu, bao gồm cả từ vận tải biển.

Tình trạng phát thải CO2 của đội tàu các quốc gia

Nhờ dữ liệu được tạo ra từ hệ thống theo dõi tàu thông qua thiết bị nhận dạng tự động (AIS) trang bị cho từng tàu, bao gồm thông tin về thông số, tốc độ, loại nhiên liệu và tình trạng dằn của tàu, hiện nay có thể ước tính lượng khí thải CO2 của mỗi tàu.

 310320.1.jpg

Ước tính lượng phát thải CO2 năm 2019 trong vận tải biển của quốc gia hàng đầu thế giới

Theo cơ sở dữ liệu này, các tàu được đăng ký tại Panama, Liberia và Marshall Island chiếm gần một phần ba (32,96%) lượng phát thải CO2 từ vận tải biển năm 2019. Tổng dung tích các tàu đăng ký tại 3 quốc gia này cũng chiếm khoảng một phần ba (34,86%) tổng dung tích đội tàu thế giới.

Tác giả: H. Vũ