EU thống nhất thỏa thuận cắt giảm khí thải nhà kính từ ô tô

18/12/2018

Ngày 17/12, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua mục tiêu cắt giảm 37,5% lượng khí thải carbon từ ô tô trong một thập kỷ.

​​​Má»™t chiếc xe hÆ¡i thải ra khói bụi khi nó di chuyển ở Guernica và o ngà y 29/10/2007. Ảnh: Vincent West (Tây Ban Nha)

Một chiếc xe hơi thải ra khói bụi khi nó di chuyển ở Guernica vào ngày 29/10/2007.

Thông báo được đưa ra 2 ngày sau khi Hội nghị của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu năm 2018 (COP24) tại Katowice (Ba Lan) kết thúc.

Khối EU gồm 28 quốc gia đã bị chia rẽ trong nhiều tháng do mức độ nghiêm trọng của khí thải CO2 từ các phương tiện. Đây là một phần trong nỗ lực giảm khoảng 40% khí thải nhà kính nói chung vào năm 2030.

Đức, với ngành công nghiệp ô tô lớn nhất EU trị giá khoảng 423 tỷ euro (tương đương 480 tỷ USD) trong năm 2017, đã cảnh báo các mục tiêu khó khăn và hướng tới nhiều xe điện hơn có thể gây hại cho ngành công nghiệp và tốn kém chi phí.

Đại diện của Nghị viện châu Âu và các nước EU cuối cùng đã có một thỏa hiệp vào ngày 17/12, sau 9 giờ đàm phán để cắt giảm 37,5% lượng khí thải từ ô tô và giảm 31% lượng khí thải này vào năm 2030 so với mức năm 2021.

Cũng có thỏa thuận về mục tiêu tạm thời giảm 15% cho cả xe hơi và xe tải vào năm 2025.

Bà Elisabeth Koestinger, Bộ trưởng phụ trách vấn đề bền vững và du lịch của Áo, nước hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU cho biết: “Đây là một tín hiệu quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của chúng tôi”.

Tuy nhiên, nhóm vận động hành lang xanh có trụ sở tại Brussels, thủ đô của nước Bỉ bày tỏ sự thất vọng bởi họ cho rằng thỏa thuận này không tham vọng hơn.

Châu Âu đang chuyển hướng sang cuộc đua sản xuất ô tô không khí thải. “Luật mới ra đời đồng nghĩa với việc vào năm 2030, khoảng một phần ba số xe mới sẽ chạy bằng điện hoặc chạy bằng hydro. Đây là điểm mới tích cực nhưng không đủ nhanh để đạt được mục tiêu khí hậu.

Thỏa hiệp này khó khăn hơn so với đề xuất điều hành ban đầu của EU về mức giảm phát thải 30% so với năm 2021” - Giám đốc phương tiện sạch của T&E Greg Archer cho biết.

Đức đã chứng minh điều đó, nhưng sự thúc đẩy của một số nước EU, bao gồm cả Hà Lan và Pháp đã nâng mục tiêu của các nước EU lên 35%. Tuy nhiên, Nghị viện châu ÂU (EP) lại muốn giảm 40% mức phát thải.

Hiệp hội ô tô Đức (VDA) cho biết luật mới sẽ đặt ra yêu cầu cao trong khi có rất ít hành động thúc đẩy hoặc cung cấp các ưu đãi cho việc chuyển đổi sang xe điện.

​Các nước EU sẽ xem xét riêng về mức độ nên cắt giảm khí thải xe tải, với một cuộc tranh luận sẽ diễn ra vào ngày 20/12 tới.​

Tác giả: M. Đan