Turbo tăng áp
Ngày nay, hầu hết những chiếc xe ô tô có hiệu suất lớn đều sử dụng sức mạnh của dòng khí thải để nạp thêm không khí vào trong động cơ và được đặt tên một cách dễ hiểu là động cơ turbo tăng áp.
Vào những năm 1960, GM là hãng xe đầu tiên tiên phong sử dụng cách thức này để gia tăng hiệu suất cho 2 mẫu xe Oldmsobile F-85 Jetfire và Chevy Corvair Monza. Tuy vậy, quá trình kết hợp động cơ turbo tăng áp này vẫn chưa được thực hiện chuẩn chỉnh nên những mẫu xe của hãng liên tục gặp trục trặc. Sau đó, GM đã quyết định loại bỏ động cơ này trong một khoảng thời gian.
Phải đến những năm 90, động cơ turbo tăng áp đã dần trở thành xu hướng khi tập đoàn VW giới thiệu động cơ 1.8L turbo tăng áp và áp dụng rộng rãi lên nhiều mẫu xe của hãng. Ở thời điểm hiện tại, công nghệ turbo đã trở thành tiêu chuẩn khi các nước đã áp dụng quy định những chiếc xe mới không được sử dụng động cơ hút nạp khí tự nhiên do những vấn đề về khí thải.
Đèn pha tự động
Trước đây, khi muốn tắt hay điều chỉnh đèn chiếu sáng, người lái phải bỏ một tay khỏi vô lăng để thực hiện thao tác. Điều này là tương đối nguy hiểm nếu tài xế không làm chủ được tình hình. Nhờ vậy, công nghệ đã giúp cho những chiếc xe hiện nay có hệ thống đèn pha được thực hiện hoàn toàn tự động.
Thực ra, Cadillac đã từng phát triển và tung ra thị trường công nghệ này mang tên Autronic Eye vào năm 1952. Tuy vậy, hệ thống này hoạt động không thực sự tốt mà có thể coi là tệ hại.
Ngắt xi lanh trong một số trường hợp
Về cách thức các chiếc xe hoạt động, khi chạy trên đường với một tốc độ ổn định, nó không cần sử dụng đến tất cả công suất của động cơ nên những nhà nghiên cứu đã nghĩ đến tính năng ngắt một nửa số xi lanh trong động cơ để tiết kiệm nhiên liệu.
Và ý tưởng này đã từng được hiện thực hoá trên động cơ V8-6-4 của Cadillac vào năm 1981. Tuy vậy hệ thống này không thành công như kỳ vọng khi các thiết bị điện tử thời ấy chưa đủ khả năng để hệ thống ngắt mở xi lạnh hoạt động một cách tối ưu. Phải chờ đến 2 thập kỉ sau, hệ thống ngắt xi lanh theo yêu cầu đã trở lại và thực hiện đúng với mục đích được tạo ra ban đầu.
Nếu có cơ hội được trải nghiệm, bạn hãy sử dụng tính năng này trên những chiếc Audi A1 Sportback, Ford Fiesta ST hay một chiếc Dodge hoặc Jeep sử dụng động cơ Hemi 5.7L để nhận thấy sự êm ái đến đáng kinh ngạc
Đánh lái bánh sau
Từ những năm 1980, các hãng xe ô tô Nhật Bản đã bắt đầu nghiên cứu và phát triển hệ thống đánh lái bánh sau. Tính năng nay đã được áp dụng lên những chiếc xe như Honda Prelude và Mazda 626. Tiếp sau đó, Nissan cũng không kém cạnh khi sử dụng hệ thống này trên Skyline GT-R để trở thành nhà vô địch trong suốt những năm 1990 tại các giải đua trong nước.
Tuy vậy công nghệ này không được nhiều hàng xe ô tô ưa chuộng buộc Nissan phải loại bỏ hệ thống đánh lái bánh sau trên mẫu Skyline. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, những nhà sản xuất ô tô lại coi đây là một hệ thống cực kỳ tốt và đang được sử dụng phần lớn trên các mẫu xe sang trọng và cao cấp như: Mercedes-Benz.
Hệ thống động cơ điện
Có lẽ không phải đề cập quá nhiều khi động cơ điện đã và đang trở thành xu hướng trong một ngành công nghiệp ô tô yêu cầu phương tiện không phát thải. Thực ra, cách đây một thế kỷ trước xe điện đã từng có một cuộc các mạng nhưng không thành công.
Ở thời điểm ấy, những chiếc xe điện sử dụng bình ắc quy axit chì là động cơ chính nhưng nó không thể lưu trữ nhiều năng lượng trong khi trọng lượng lại tương đối nặng. Vì vậy mặc cho những chiếc xe ICE (động cơ đốt trong) ồn ào, khói bụi hơn nhưng bù lại xe nhẹ hơn và giá thành cũng mềm hơn.
Thế nhưng những điểm trừ của xe điện đã được khắc phục nhờ vào sự phát triển của công nghệ pin nhiên liệu. Các chính phủ của nhiều quốc gia cũng đưa ra chỉ thị bắt buộc người dân phải sử dụng xe điện trong tương lai nên có thể coi kỷ nguyên của động cơ đốt trong đã chấm dứt và thay vào đó là động cơ điện.
Bảng điều khiển kỹ thuật số
Trước đây, đã từng có một bảng đồng hồ kỹ thuật số được trang bị trên những chiếc Audi Quattro vào những năm 1990. Từ đó, màn hình thông tin giải trí đã trở thành trang bị tất yếu trên mọi chiếc xe khi tính thuận tiện của nó tăng cao với các tính năng như bản đồ dẫn đường, các tính năng giải trí,... Thậm chí, nhiều xe còn được bao phủ bằng toàn bộ màn hình kỹ thuật số mà trong đó Mercedes-EQS là một ví dụ.
Những chiếc xe biết nói
Một trong những chiếc xe được marketing tốt nhất về tính năng này là chiếc KITT của Knight Rider khi nó có khả năng phát ra những câu nói ở dạng cơ bản. Sau này với sự phát triển của công nghệ, những trợ lý ảo như Google đã trở thành xu hướng trên mọi chiếc xe với khả năng giao tiếp với chủ nhân đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người lái.
Cốp phía trước
Khi xe điện trở thành xu thế, phần cốp phía trước cũng đang quay trở lại bởi phần động cơ đốt trong đã được loại bỏ, giải phóng được một khoảng không gian đáng kể ở khu vực đầu xe để dành cho việc chở đồ.
Thực ra, khu vực này đã từng được sử dụng khi một vài mẫu như Toyota MR2 đời đầu, hoặc Porsche 911 đặt phần động cơ ở giữa xe. Tuy nhiên, càng về sau các mẫu xe đều đòi hỏi nhiều hệ thống cũng như tính năng hơn nên phần cốp đầu xe đã dần mất đi. Nhưng tới đây, khi chứng kiến sự bùng nổ của xe điện, rất có thể cốp phía trước sẽ trở thành một phần không thể thiếu của dòng xe này.
Động cơ quay
Cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, hai nhà sản xuất ô tô là Citroen và Mercedes-Benz đều rất hào hứng với động cơ quay siêu êm của Felix Wankel. Tuy nhiên, Mercedes-Benz chưa bao giờ sản xuất một chiếc xe được trang bị động cơ quay; còn Citroen chỉ sản xuất duy nhất mẫu GS Birotor nhưng do khó khăn về tài chính và không thể duy trì nguồn cung cấp linh kiện lâu dài, hãng đã phải thu hồi và tiêu hủy những chiếc xe này.
Hiện nay, chỉ còn duy nhất Mazda là hãng xe vẫn kiên trì theo đuổi phát triển động cơ quay mặc cho đã từng có những mẫu xe của hãng bị khai tử vì không đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải. Mới đây, Mazda đã lên tiếng xác nhận về sự hồi sinh của động cơ quay khi ra mắt một mẫu concept A1 sử dụng trục quay làm bộ mở rộng phạm vi trên mẫu Mazda MX-30 2023 dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay./.