Báo cáo về quản lý hoạt động phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi giải trí dưới nước

29/08/2016

Ngày 25/8, Bộ GTVT đã có Công văn số 9923/BGTVT-VT báo cáo, đề xuất quản lý hoạt động đối với phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi giải trí dưới nước với Thủ tướng Chính phủ.

Theo Công văn, qua báo cáo tổng hợp của 38 địa phương (Bắc Kạn, Bắc Giang, Bến Tre, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Đà Nang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Nam, Hậu Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hoà Bình, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Lâm Đồng, Long An, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Sơn La, Tây Ninh, Thái Nguyên, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc) về công tác quản lý phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi giải trí cho thấy cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu tham quan du lịch, vui chơi giải trí của người dân ngày càng tăng cao, nhất là hoạt động gắn liền với sông nước, du lịch biển. Các mô hình, dịch vụ sử dụng phương tiện vui chơi giải trí để phục vụ nhu cầu của người dân đã trở nên phổ biến và ngày càng phát triển mạnh với nhiều loại hình khác nhau; bên cạnh lợi ích về phát triển kinh tế du lịch, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của lọai hình phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi giải trí chưa được quy định cụ thể trong hệ thống ván bản quy phạm pháp luật (hiện nay chưa được quản lý và cũng chưa có quy định trong hệ thống vãn bản quy phạm pháp luật của ngành Vãn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành Giao thông vận tải) dẫn đến còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy, khu vui chơi dưới nước, bãi tắm biển.. .và nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.

Mặt khác, Ngành GTVT cũng gặp phải khó khăn khi xem xét đưa phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa vào quản lý. Bởi vì, thứ nhất theo Luật Giao thông đường thủy nội địa thì phương tiện thủy nội địa được định nghĩa: “Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ; chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa ”, vì vậy phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi giải trí có được gọi là phương tiện thủy nội địa hay không? Thứ hai, trường hợp coi phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi giải trí là phương tiện thủy nội địa thì chủ phương tiện phải thực hiện đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định. Mặt khác, khi được đăng ký là phương tiện thủy nội địa thì người điều khiển phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn điều khiển phương tiện thủy nội địa phù hợp theo quy định của Luật Giao thông Đường thủy nội địa, điều này gây khó khăn và hạn chế phát triển các loại hình vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa.

Cũng theo Văn bản này, Bộ GTVT đề nghị Thủ tưởng Chính phủ xem xét chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai thực việc quản lý phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi giải trí dưới nước như sau: 

Đối với Bộ GTVT: Trước mắt, xây dựng và ban hành Quy định tạm thời đối với phương tiện (đăng ký, đăng kiểm) và người điều khiển phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa (hiện tại chưa được quản lý); phối hợp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố vùng hạn chế, vùng nước mà các loại phương tiện phục vụ vui chơi giải trí được phép hoạt độn; Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải để quản lý phù hợp với quy định của pháp luật đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa, đặc biệt là xem xét sửa đổi, bồ sung những nội dung quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.

Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổ chức hướng dẫn hoạt động thể thao giải trí, du lịch dưới nước theo phạm vi trách nhiệm quy định tại Luật Thể dục, Thể thao, phối hợp với các Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương tổ chức quản lý phục vụ hoạt động vui chơi giải trí trên đường thủy nội địa trong khu vực đã được công bố.

Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (có loại phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi giải trí dưới nước): Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định, công bố và thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi khu vực hạn chế, vùng nước mà loại phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi giải ưí được phép hoạt động thuộc địa bàn theo đúng quy định của pháp luật.

Tác giả: D.T, mt.gov.vn